Việt nam là một trong những nước có sự tổn thất về sản lượng nông sản thuộc hàng cao nhất Châu Á, chiếm từ 9 – 30% tùy vào khu vực và mùa vụ. Nhất là trong thời điểm nông sản khó xuất khẩu do ảnh hưởng từ dịch Covid thì vấn đề bảo quản nông sản là một thách thức lớn đối với người dân. Trong bài viết này Bách Khoa sẽ hướng dẫn bà con bảo quản nông sản giúp tăng được thời gian bảo quản, giảm thiểu thiệt hại do nông sản hư hỏng.
1. Phương pháp bảo quản kín
Việc này giúp các loại nông sản được giữ ở trạng thái tránh tiếp xúc với oxy tối đa. Trong không khí chứa hàm lượng oxy lên đến 20%. Khí oxy khi tiếp xúc nhiều với nông sản sẽ gây oxy hóa và làm hư nông sản. Bảo quản kín cũng có thể hiểu là cách loại bỏ khí oxy trong môi trường bảo quản.
Có 2 cách loại bỏ không khí và hơi ẩm :
Phương pháp thường thấy nhất chính là sử dụng gói hút oxy ( thành phần hạt silicagel) khi đóng gói nông sản chế biến.
Ngoài ra một số sản phẩm sử dụng phương pháp hút chân không để loại bỏ oxy và khí ẩm. Phương pháp bảo quản kín giúp hạn chế sự phát triển của các loại khuẩn hại và sinh vật như nấm,…
>> Xem thêm tại:https://hvac.vn/chuoi-cung-ung-lanh/
2.Bảo quản nông sản bằng phương pháp giữ lạnh
Phương pháp này có lẽ không xa lạ với người dân, phương pháp giữ lạnh là dùng nhiệt độ để ức chế quá trình chín của nông sản, từ đó giúp nông sản được bảo quản lâu hơn. Ngoài ra phương pháp này còn hạn chế hư hỏng trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
Đối với mỗi loại nông sản khoảng nhiệt độ bảo quản sẽ khác nhau.
Bảo quản ở nhiệt độ từ -10 độ C đến -30 độ C các vi khuẩn và sinh vật sẽ bị bất hoạt hoàn toàn.
Nhược điểm của phương pháp bảo quản lạnh :
Chi phí cao, đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn.
Màu sắc và hương vị dễ bị ảnh hưởng mất đi sự tự nhiên bởi nhiệt độ.
Nông sản dễ bị mềm thâm và dễ hư hỏng nếu thu hoạch không đúng phương pháp và nhiệt độ không đúng.
3. Bảo quản nông sản bằng phương pháp hút khí Ethylene
Ethylene có đặc tính kích thích sinh trưởng của các tế bào thực vật do đó có tác dụng làm tăng trưởng về kích thước cây trồng, kích thích sự ra hoa ở các loại cây ăn quả.
Một đặc tính quan trọng của khí ethylene là tác dụng kích thích quá trình chín của các loại quả có hô hấp đột biến (climacteric) hay còn gọi là các loại quả có quá trình chín sau thu hoạch, nghĩa là kể cả khi quả đã được thu hoạch thì quá trình chín của chúng vẫn được duy trì như chuối, xoài, đu đủ, hồng, cà chua…Lượng khí Ethylene được sinh ra tự nhiên bởi nông sản.
Khi hút đi khí Ethylene sẽ làm tăng thời gian bảo quản nông sản.
Có thể sử dụng gói hút ẩm hạt silicagel để trong túi đựng thực phẩm hoặc lắp đặt hệ thống lưu thông khí 1 chiều để loại bỏ khí ethylen.
4. Bảo quản bằng túi kháng khuẩn
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại túi kháng khuẩn giúp tăng thời hạn bảo quản của nông sản như túi MAP,…giúp tăng thời gian bảo quản đến hơn 3 lần mà không làm thay đổi màu sắc cũng như hương vị nông sản.
5. Bảo quản bằng dung dịch nano bạc
Với sự phát triển của khoa học, ngày nay các loại thuốc bảo quản đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên mức độ độc hại lại cao và để lại dư lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm kiếm một loại chế phẩm an toàn hơn, thay thế cho các sản phẩm hóa học hiện tại. Trong đó nano bạc là một ứng cử tiềm năng với sự an toàn và mức độ hiệu quả cao.
Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nano bạc giúp tăng thời gian bảo quản của nông sản lên hơn 2 tháng so với nông sản không được xử lý bằng nano bạc.
Cụ thể, nông sản sau khi thu hoạch và làm sạch được ngâm trong dung dịch nano bạc 5 ppm trong thời gian 15 phút hoặc phun trực tiếp lên nông sản. Mục đích của ngâm hoặc phun nano bạc là loại bỏ các loại khuẩn, nấm hại từ đó hạn chế được nấm mốc, sâu bệnh và tăng thời gian bảo quản.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ PHỤ TÙNG BÁCH KHOA
Thứ Hai- Thứ Bảy 08:00 - 18:00
(+84) 28 3863 6419
497/6 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Comments