Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh cũng như biến chứng có thể gặp phải. Dinh dưỡng cho người tiểu đường cần đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể và cân bằng đường huyết, giữ sức khỏe ổn định cho bệnh nhân.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp bệnh nhân tiểu đường xây dựng được chế độ ăn hàng ngày đa dạng sẽ dàng hơn, tuy nhiên không có nguyên tắc dinh dưỡng chính xác và phù hợp cho tất cả bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe cũng như sở thích ăn uống mà chế độ ăn với mỗi bệnh nhân là khác nhau.
>.> Tìm hiểu thêm tại:dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Tuy nhiên cần đảm bảo mục tiêu của chế độ ăn là phải kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường.
Dưới đây là một số lưu ý:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể với lượng từ 40ml/kg trọng lượng mỗi ngày.
Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, tốt nhất có thể là chia sẻ thành 4 - 5 bữa ăn để giảm lượng thức ăn hấp thu cùng lúc làm đường huyết tăng hoặc khi đêm bị quá đói.
Lưu ý ăn đúng giờ để tránh quá đói hoặc quá no.
Ăn uống vừa đủ đảm bảo năng lượng cho nhu cầu cơ thể hàng ngày cũng như đảm bảo sức khỏe, không nên ăn quá kiêng khiến bạn bị hạ đường huyết hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Tránh ăn quá no hoặc quá ít mỗi bữa.
2. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia khuyến cáo:
2.1. Thực phẩm nhóm đường bột
Nhóm thực phẩm này cung cấp lượng lớn năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường không kèm theo hoặc kèm theo lượng ít vitamin. Bệnh nhân được khuyến cáo chỉ nên ăn các thực phẩm chứa lượng vừa đủ tinh bột như: ăn cơm hàng ngày, ăn xôi, các loại gạo lứt, khoai lang,... tùy theo sở thích ăn uống và nhu cầu năng lượng.
2.2. Thực phẩm giàu chất đạm và Vitamin
Nhóm thực này bao gồm: trứng, thịt, cá, sữa,... cung cấp lượng lớn chất đạm, sắt và Vitamin, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp đủ lượng chất đạm và Vitamin hàng ngày, nếu không sẽ bị thiếu dinh dưỡng và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực phẩm giàu đạm và Vitamin cũng không cần phải kiêng quá mức với bệnh nhân tiểu đường có cân nặng bình thường.
Còn những bệnh nhân bị thừa cân hay béo phì thì nên chú ý hơn trong lựa chọn thực phẩm, cần ưu tiên thịt nạc như: thịt ức gà, thịt trắng, thịt không có nhiều mỡ, tránh ăn da gà, vịt,... Thay vì thế, có thể chọn nguồn đạm từ thực vật tốt cho sức khỏe và cân nặng hơn như sữa đậu nành, đậu phụ, đỗ, đậu,...
>> Xem thêm tại:
2.3. Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa
Trong chế độ ăn của bệnh nhân bị tiểu đường, không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như: các loại rau xanh, hoa quả,... Những dinh dưỡng này không chỉ cung cấp năng lượng và các chất theo nhu cầu cơ thể mà còn có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt, tránh tăng đường máu quá đột ngột sau khi ăn.
2.4. Thực phẩm cung cấp chất béo
Tỉ lệ chất béo được khuyến cáo trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chiếm khoảng 25% tổng năng lượng cung cấp, không nên vượt quá 30%. Để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân tiểu đường nên ăn hạn chế acid béo bão hòa, thay vào đó là các nguồn dầu thực vật.
3. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế những thức ăn nào?
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt, bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát đường huyết và biến chứng bệnh tốt thì cần hạn chế những thực phẩm xấu sau:
Thực phẩm chứa nhiều muối: xúc xích, lạp xưởng, thịt khô, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh.
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế, hấp thu nhanh như: kẹo, bánh ngọt, mứt, các loại nước ngọt, trái cây khô,...
Thức uống chứa cồn như: rượu, bia,...
Giảm lượng muối sử dụng trong chế biến thức ăn hàng ngày, chỉ nên dùng khoảng 2300 mg/ngày.
Những bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo sẽ kiểm soát đường huyết được ổn định, từ đó có được sức khỏe tốt giống như người bình thường. Việc tái khám định kỳ là vô cùng quan trọng để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe, bệnh lý của bạn và kịp thời điều trị can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin về dinh dưỡng cho người tiểu đường, nếu bạn đọc cần hỗ trợ hoặc tư vấn khám bệnh, hãy liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa VIAM qua hotline. Thân ái!
Viam Clinic
Địa chỉ: 12 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa Đống Đa, Hà Nội
Hotline:0935.18.39.39
Email: info@viamclinic.vn
Thứ Hai – Chủ Nhật
8h00 – 18h00
Comments