top of page
Writer's picturePowerland VN

XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.


​Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.



1.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đặt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng.


Phương pháp cơ học: song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan

Phương pháp hóa học: Sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng, oxy hóa bậc cao, keo tụ/tạo bông


Phương pháp hóa - lý: Kết hợp các quá trình keo tụ/tạo bông, lắng, tuyển nổi, lọc (Lọc cát và than hoạt tính) tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, với mục đích loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hòa tan và các kim loại nặng.


Phương pháp sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ COD, BOD. Quá trình sinh học có thể kết hợp quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.





2.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM


1. Bể tiếp nhận

Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom và bơm tập trung về bể tiếp nhận. Trước khi về bể tiếp nhận, nước thải được dẫn qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ rác có kích thước lớn, các mảnh vụn nhỏ, các xơ và các sợi chỉ mịn trước khi qua khâu xử lý tiếp theo.

2. Bể điều hòa

Do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và thường dao động rất lớn vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải có trong nước thải luôn ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận trước khi đi vào hệ thống


3. Tháp giải nhiệt

Một số công đoạn của quá trình sản xuất như nhuôm, giũ hồ, giặt tẩy thường nước thải có nhiệt độ cao, để đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học, nước thải có nhiệt độ cao được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40 độ C trước khi vào các bể xử lý khác


4. Bể keo tụ

Nước thải được bơm lên bể keo tụ , tại đây hóa chất điều chỉnh độ pH (NaOH) được bơm vào để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (6.0 - 6.5) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời, hóa chất trợ keo tụ (PAC) cũng được bơm song song rồi khuấy trộn đều bằng motor, tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.


5. Bể tạo bông

Nước thải sau khi qua bể keo tụ sẽ tự chảy vào bể tạo bông. Tại đây, hóa chất tạo bông (polymer) được bơm vào để tăng hiệu quả tạo bông


6. Bể tuyển nổi

Tại bể tuyển nổi DAF, hỗn hợp khí và nước thải được tạo ra nhờ máy nén khí - AC và bồn tạo áp làm tăng hiệu quả tách cặn lơ lửng nhờ các bọt khí li ti, giúp giảm lượng chất hữu cơ và tăng hiệu quả xử lý cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Lượng cặn nổi trên bề mặt được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động, được dẫn xuống vị trí thu gom và thải bỏ nơi quy định.


7. Bể trung gian

Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, đồng thời điều chỉnh độ pH


8. Bể UASB

Nước thải sau bể trung gian được ổn định về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm sẽ được các bơm chìm bơm vào thiết bị xáo trộn trước khi vào bể EGBS. Đồng thời, hóa chất điều chỉnh pH sẽ được thêm vào thiết bị xáo trộn để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (6.5 - 7.5) cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí.


Chức năng của bể EGBS là phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước thải bằng bùn kỵ khí lơ lửng ở đáy bể.




9. Bể Aerotank

Nước thải sau khi qua bể EGBS sẽ tiếp tục được xử lý sinh học hiếu khí tại bể Aerotank. Bể bùn hoạt tính hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính lơ lửng) trong điều kiện giàu oxy (DO >2mg/l) nhằm loại bỏ chất hữu cơ và một phần độ màu của nước thải. Hệ thống máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.


10. Bể lắng

Nước thải từ bể Aerotank được chảy tràn tự nhiên qua bể lắng. Tại đây xảy ra quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực.


Bùn sau lắng được bơm đến bể chứa bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nước thải sau bể lắng tự chảy qua bể trung gian


11. Bể lọc áp lực than hoạt tính

Bể lọc áp lực với than hoạt tính được sử dụng để xử lý các chất khó phân hủy sinh học còn lại sau các quá trình xử lý và độ màu còn lại trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.


Nước thải sau quy trình công nghệ đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A

Liên hệ với The One CleanTech để được tư vấn rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho doanh nghiệp của bạn nhé!





1.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đặt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng.


Phương pháp cơ học: song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan

Phương pháp hóa học: Sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng, oxy hóa bậc cao, keo tụ/tạo bông


Phương pháp hóa - lý: Kết hợp các quá trình keo tụ/tạo bông, lắng, tuyển nổi, lọc (Lọc cát và than hoạt tính) tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, với mục đích loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hòa tan và các kim loại nặng.


Phương pháp sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ COD, BOD. Quá trình sinh học có thể kết hợp quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.




2.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM


1. Bể tiếp nhận

Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom và bơm tập trung về bể tiếp nhận. Trước khi về bể tiếp nhận, nước thải được dẫn qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ rác có kích thước lớn, các mảnh vụn nhỏ, các xơ và các sợi chỉ mịn trước khi qua khâu xử lý tiếp theo.

2. Bể điều hòa

Do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và thường dao động rất lớn vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải có trong nước thải luôn ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận trước khi đi vào hệ thống


3. Tháp giải nhiệt

Một số công đoạn của quá trình sản xuất như nhuôm, giũ hồ, giặt tẩy thường nước thải có nhiệt độ cao, để đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học, nước thải có nhiệt độ cao được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40 độ C trước khi vào các bể xử lý khác


4. Bể keo tụ

Nước thải được bơm lên bể keo tụ , tại đây hóa chất điều chỉnh độ pH (NaOH) được bơm vào để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (6.0 - 6.5) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời, hóa chất trợ keo tụ (PAC) cũng được bơm song song rồi khuấy trộn đều bằng motor, tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.


5. Bể tạo bông

Nước thải sau khi qua bể keo tụ sẽ tự chảy vào bể tạo bông. Tại đây, hóa chất tạo bông (polymer) được bơm vào để tăng hiệu quả tạo bông


6. Bể tuyển nổi

Tại bể tuyển nổi DAF, hỗn hợp khí và nước thải được tạo ra nhờ máy nén khí - AC và bồn tạo áp làm tăng hiệu quả tách cặn lơ lửng nhờ các bọt khí li ti, giúp giảm lượng chất hữu cơ và tăng hiệu quả xử lý cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Lượng cặn nổi trên bề mặt được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động, được dẫn xuống vị trí thu gom và thải bỏ nơi quy định.


7. Bể trung gian

Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, đồng thời điều chỉnh độ pH


8. Bể UASB

Nước thải sau bể trung gian được ổn định về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm sẽ được các bơm chìm bơm vào thiết bị xáo trộn trước khi vào bể EGBS. Đồng thời, hóa chất điều chỉnh pH sẽ được thêm vào thiết bị xáo trộn để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (6.5 - 7.5) cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí.


Chức năng của bể EGBS là phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước thải bằng bùn kỵ khí lơ lửng ở đáy bể.



9. Bể Aerotank

Nước thải sau khi qua bể EGBS sẽ tiếp tục được xử lý sinh học hiếu khí tại bể Aerotank. Bể bùn hoạt tính hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính lơ lửng) trong điều kiện giàu oxy (DO >2mg/l) nhằm loại bỏ chất hữu cơ và một phần độ màu của nước thải. Hệ thống máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.


10. Bể lắng

Nước thải từ bể Aerotank được chảy tràn tự nhiên qua bể lắng. Tại đây xảy ra quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực.


Bùn sau lắng được bơm đến bể chứa bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nước thải sau bể lắng tự chảy qua bể trung gian


11. Bể lọc áp lực than hoạt tính

Bể lọc áp lực với than hoạt tính được sử dụng để xử lý các chất khó phân hủy sinh học còn lại sau các quá trình xử lý và độ màu còn lại trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.


Nước thải sau quy trình công nghệ đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A

Liên hệ với The One CleanTech để được tư vấn rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho doanh nghiệp của bạn nhé!




1 view0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page