Là loại nước được thải ra môi trường xung quanh trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống, và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc, trung tâm thương mại, khu vui chơi, … Tại các thành phố có mật độ dân cư đông đúc thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà đổ ra môi trường xung quanh là rất nguy hại. Do vậy hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất thật sự cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cũng như tìm các giải pháp khắc phục vấn đề này trong bài viết sau nhé.
1.Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải được sinh ra trước, trong và sau các quá trình này đều là nước thải sinh hoạt:
Nước có trong chất thải của con người thải ra như phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt, … gọi chung là nước thải đen
Nước thải Rò rỉ từ bể phốt, ống xả bể phốt,…
Nước tẩy rửa (nước thải sinh ra từ các hoạt động như tắm rửa cá nhân, tẩy rửa quần áo, nước vệ sinh sàn nhà, nước thải nấu ăn,…) thường được gọi chung là nước thải xám.
Các chất thải dạng lỏng còn tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, dầu nhờn bôi trơn,nước sơn, hóa chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thải thặng dư còn tồn đọng dưới dạng lỏng.
2.Tính chất của nước thải sinh hoạt
Tính vật lý:
Nhiệt độ của nước thải tùy thuộc vào khí hậu hoặc nhiệt độ môi trường xung quanh
Nước thải có thể có màu sắc thường là màu đen hoặc màu nâu.
Nước thải có chứa nhiều các hạt lơ lửng như là các hóa chất hữu cơ phân hủy hoặc do các động thực vật thủy sinh tạo nên do đó nước thải thường bị đục, độ đục của nước thải càng lớn thì nước đó càng bị nhiễm bẩn.
Nước thải sinh ra tùy thuộc vào số lượng và thành phần đặc điểm của nó mà có mùi khác nhau, đa phần là hôi thúi, khó ngửi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh.
Tính chất hóa học
Chỉ số độ pH: là chỉ số giá trị pH của nước thải có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý. Dựa vào giá trị pH quyết định phương pháp nào là thích hợp hoặc có thể điều chỉnh lượng hóa chất với lượng vừa đủ để dùng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.
Chỉ số DO: Là tỉ lệ phần trăm oxi hòa tan trong nước để duy trì sự sống cho các vi sinh vật có bên trong nước. Trong môi trường nước bị nhiễm độc, oxi bị dùng cho các quá trình phản ứng hóa sinh dẩn đến hiện tượng giảm tỉ lệ oxi trong nước thải.
Chỉ số BOD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học – tiếng Anh là Biochemical Oxygen Demand): Là tỉ lệ oxy cần thiết để diễn ra quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn), hiếu khí. Tiến trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
Chỉ số COD (có nghĩa là nhu cầu oxy hóa học – tiếng Anh là Chemical oxygen Demand): Là tỉ lệ ôxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành H2O và CO2 vì một tác nhân oxi hóa mạnh. COD hiển thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị lớn hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.
Thành phần sinh học
Thành phần trong nước thải có các vi sinh vật : Nấm men, tảo, vi khuẩn, nấm mốc,…
Trên đây là các công nghệ xử lý nước thải được công ty tnhh the one cleantech thường xuyên tư vấn và lắp đặt cho các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất trong nhiều ngành nghề khác nhau tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước. Để đạt được hiệu quả xử lý nước thải cao nhất với chi phí tối ưu nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Showroom: Số 86, Dương Đình Nghệ, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: info@theonecleantech.com.vn / import.export@theonecleantech.com.vn
Comments