“Thành lập doanh nghiệp là gì?” Đó là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay bởi vì thế hệ trẻ ngày nay có nhiều người đam mê kinh doanh và muốn thành lập doanh nghiệp dành riêng cho mình. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu xem khái niệm cũng như ý nghĩ của việc thành lập doanh nghiệp nhé để bạn có những nhận thức chính xác hơn về doanh nghiệp nhé.
>> Tham khảo thêm tại:thành lập công ty
I. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Về góc độ kinh tế: thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật…
Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau.
Thành lập doanh nghiệp là hướng đi mà đa số các startup trẻ ở Việt Nam đang hướng đến để mở rộng quy mô kinh doanh.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh;
– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;
– Các văn bản pháp luật có liên quan.
III. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Trước khi tiến hành các thủ tục để thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần chuẩn bị một số thông tin cần thiết như sau:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty: Quý khách hàng cần hiểu rõ các đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, từ đó lựa chọn và xác định loại hình phù hợp nhất cho công ty của mình.
Quý khách hàng có thể dựa vào một số yếu tố để cân nhắc lựa chọn loại hình công ty phù hợp như: Trách nhiệm pháp lý, thuế, vốn, thành viên, khả năng chuyển nhượng,… Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
– Đặt tên cho công ty: tên công ty cần ngắn gọn, dễ nhớ, không bị trùng lặp hoặc dễ gây hiểu nhầm với các đơn bị đã thành lập trước đó. Quý khách hàng có thể kiểm tra xem tên công ty của mình có bị trùng lặp hay không qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– Xác định địa chỉ làm trụ sở chính của công ty: Trụ sở chính của công ty phải là địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại.
– Xác định vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ được đóng góp bởi thành viên, cổ đông hoặc cam kết sẽ góp trong thời hạn đã thỏa thuận và được ghi vào điều lệ của công ty.
– Xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty: Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty;
– Xác định ngành nghề kinh doanh: Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập doanh nghiệp là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của công ty Hoàn Cầu về Thành lập doanh nghiệp, nếu còn khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói của Hoàn Cầu vui lòng liên hệ hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.
Địa chỉ:6-8-10 Nguyễn Hậu, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
Hotline:0901 668 835
Email:cskh@hoancauoffice.vn
Opmerkingen